Giày da sáp mang một vẻ đẹp bụi bặm, rắn rỏi, cổ điển và có độ bền siêu cao. Càng sử dụng lâu, chất liệu da sáp càng thêm sáng, đậm đà hơn theo thời gian. Bạn hãy cùng BrotherConcept tìm hiểu thêm về giày da sáp qua bài viết sau nhé.
Chất liệu da sáp
Da sáp (tên tiếng Anh: Waxy Leather): một loại da được thuộc bằng hóa chất chrome tan.
Sau khi trải qua công đoạn thuộc kỹ càng, tấm da sẽ được phủ 1 lớp sáp.
Mức độ sáp nhiều hay ít, độ ẩm và độ dày, đều tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích sử dụng.
Khác với giày da bóng, bề mặt giày da sáp nhám mờ và khá dễ trầy xước. Chính đặc điểm ấy được các tín đồ yêu da tôn vinh như 1 ưu điểm làm nên tính độc đáo của dòng da này.
Vẻ đẹp của giày da sáp
Giày da sáp có cấu tạo lỗ chân lông hở, luôn hằn in dấu vết xước ngang dọc trên bề mặt.
Sở hữu mùi hương đặc trưng bởi lớp sáp phủ, da sáp bụi bặm, không bóng bẩy, không hào hoa nhẵn nhụi.
Da sáp đẹp nhất trong mắt những gã trai nổi loạn, không quản ngại phong ba.
Như cuộc đời của người đàn ông, những vết xước trên đôi giày da sáp tuy sẽ mờ dần theo tháng năm, nhưng không vĩnh viễn tan biến.
Ngang dọc chéo chồng nhau, vết xước này đến vệt trầy nọ làm nên họa tiết độc đáo, riêng biệt và không trộn lẫn của mỗi đôi giày
Chính vì vậy, giày da sáp là đại diện tiêu biểu cho cá tính gai góc của mỗi người đàn ông.

Cách nhận biết các loại da sáp
Da sáp được chia thành 2 loại da cơ bản đó là: Da sáp láng và da sáp mill.
Da sáp mill
Là loại da vẫn được giữ nguyên lớp vân ở bề mặt từ những vết nhăn, vết sẹo do côn trùng hay vết thâm.
Thông thường, giày da sáp mill được chọn từ những tấm da đẹp, được kiểm định chất lượng kỹ lưỡng trước khi đưa vào xử lý.
Da sáp láng
Được xử lý bằng cách chà, bào mỏng lớp bề mặt để cho tấm da không còn sáng bóng, lỗi (như vết côn trùng chích).
Da sáp láng có thể được in vân, dập hoặc để láng tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng của nhà sản xuất.
Dựa vào quan sát sự phân bổ không đồng đều các nếp nhăn trên da, chúng ta có thể phân biệt các loại da trơn, da hạt, da dập vân với các loại da sáp.
Da ở các vị trí như da bụng, da nách, da chân có nhiều các vết nhăn hơn phần da lưng.
Còn với dòng da dập vân, các tấm da sẽ có những đường vân đều nhau.
Từ da sáp láng và sáp mill chia thành 2 loại: da sáp ướt và da sáp khô.

Da sáp ướt
Tên sao chất vậy, loại da này có bề mặt nhờn rít, lượng sáp nhiều, màu sắc thường đậm.
Da sáp khô có bề mặt láng hơn, khối lượng nhẹ hơn, lượng sáp ít.
Độ trầy xước thấp hơn sáp ướt, màu sắc của cũng không tươi như da sáp ướt.
Điểm chung của cả hai loại là khi bị xước, chỉ cần lấy tay vuốt nhẹ là da sẽ trở lại trạng thái như ban đầu.
Da sáp ướt phổ thông
Không bị đổi màu khi tác động vật lý (bóp, bẻ)
Da sáp ngựa điên
Tuy mang tên của loại ngựa, chất liệu này lại được xử lý từ da bò.
Khi bị tác động, da sẽ đổi màu vằn vện, bụi bặm rất nổi bật, bề mặt nhám.
Da sáp dầu
Khi bị tác động da vẫn đổi màu, bề mặt trở nên láng bóng hơn, dễ trầy. Mức độ đổi màu không nhiều bằng da sáp ngựa điên

Da sáp khô
Thường bị nhầm với da nubuck vì cùng có bề mặt nhám, màu đều và không đổi.
Điểm khác biệt là da sáp dễ bị trầy hơn, bề mặt đanh hơn, mùi sáp đặc trưng hơn da nubuck. Có 3 loại da sáp khô
Da sáp buck
Được kết hợp bởi da sáp và da nubuck.
Sáp buck kế thừa những điểm vượt trội từ tiền bối như
- Bề mặt đanh hơn
- Nhung, mịn và nhẹ hơn
- Ít trầy, khả năng thấm hút cao.
Cảm giác khi chạm vào vẫn hơi hướng nubuck, nhưng bản chất là da sáp.
Giày da sáp buck rất được ưa chuộng bởi các fashionista yêu phong cách bụi bặm phong trần.
Da sáp ngựa điên khô
Khác với dòng da sáp ướt, da sáp ngựa điên khô nhẹ hơn, có bề mặt nhám nhưng lại trơn láng dễ chịu, không bị rít khi bạn sờ vào.
Da sáp pull up
Là đứa con lai từ da sáp và da pull-up, loại da này có độ láng bóng như sáp dầu, độ đổi màu vượt trội như sáp ngựa điên và dễ trầy.
Lời kết
BrotherConcept mong rằng bạn đã có một vốn kiến thức bổ ích để không phải lăn tăn khi đi chọn mua giày da sáp.
Chúng tôi sắp trình làng một bộ tứ vào ngày 15/08 (với ưu đãi lên đến 200.000). Hãy nhắn fanpage hoặc Zalo để được đội ngũ BrotherConcept tư vấn ngay.